Spo2 là gì? Chỉ số spo2 bao nhiêu là bình thường?

Lượt xem: 2405
Mục lục

    Các dấu hiệu sinh tồn của con người được biết đến và kể ra như mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhiệt độ. Ngoài ra còn một chỉ số sinh tồn nữa cũng rất quan trọng với sức khỏe chúng ta đó là chỉ số spo2. Khá nhiều người còn thắc mắc spo2 là gì. Hay trong thời gian dịch bệnh covid gần đây, mọi người hay truyền tai nhau về máy spo2. Vậy spo2 là gìspo2 bao nhiêu là bình thườngmáy spo2 giá bao nhiêuđo spo2 bằng điện thoại được không? Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ những thông tin hữu ích về chủ đề spo2.

    >>> ĐỌC THÊM:

    I. Spo2 là gì?

    Chỉ số spo2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen, còn được gọi là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Spo2 là thước đo lượng hemoglobin mang oxy so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin (Hb) được biết đến là một trong những thành phần quan trọng của máu. Các phân tử oxy và các phân tử Hb liên kết với nhau sẽ tạo thành Hbo2, từ đó máu có thể đưa oxy di chuyển và nuôi dưỡng các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Thực tế chỉ ra cho thấy, chỉ số đo spo2 rất thấp có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, được gọi là giảm oxy máu. Hiệu ứng của chỉ số spo2 trong máu thấp mà ta có thể quan sát bằng mắt thường đó là vết tím tái màu xanh lục lam trên da hoặc móng.

    Spo2 là gì? Chỉ số spo2 có quan trọng không?

    Thiếu oxy máu (lượng oxy trong máu thấp) có thể biến chuyển thành tình trạng thiếu oxy (lượng oxy trong mô thấp). Không những thế, nếu thiếu oxy trong máu, não, gan phổi và nhiều cơ quan nội tạng khác trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và mắc những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ta cần phải theo dõi chỉ số đo spo2 này một cách chặt chẽ và kiên trì. Bởi lẽ nhờ spo2 ta có thể nhanh chóng phát hiện ra những bất thường khi lượng oxy trong máu bị thiếu hụt từ đó giúp đưa ra hướng xử lý và điều trị nhanh chóng, kịp thời nhất.

    Các triệu chứng khi chỉ số đo spo2 giảm hay thường gọi là thiếu oxy trong máu có thể gây ra một số triệu chứng sau đây:

    • Màu sắc của da có sự thay đổi bất thường, dễ chuyển sang màu tái, xanh lam nhạt

    • Ho (ho khan, ho rất nhiều, …)

    • Nhịp tim không ổn định, lúc nhanh lúc chậm

    • Thở nhanh, khó thở, thở khò khè

    • Mệt mỏi, choáng váng

    • Buồn nôn

    • Tê nhức kèm theo ngứa ran tứ chi

    II. Chỉ số spo2 bao nhiêu là bình thường?

    Máy spo2 là gì? Chỉ số spo2 bao nhiêu là bình thường? Chỉ số spo2 có thể được đo bằng máy đo spo2 - cơ chế hoạt động của phép đo xung này là không xâm lấn, nó sẽ phát ra và hấp thụ một làn sóng ánh sáng khi qua các mạch máu hoặc mao mạch ở các vùng như đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Sóng ánh sáng xuyên qua các khu vực tập trung nhiều mao mạch máu cùng dây thần kinh này sẽ cho kết quả của phép đo spo2, bởi lẽ mức độ oxy khi bị bão hòa sẽ gây ra các biến đổi về màu sắc của máu. Để sử dụng máy đo oxy xung, chỉ cần kẹp máy vào ngón tay của bạn và yên tĩnh vài phút để máy có thể thực hiện đo spo2. Máy spo2 giá thành hợp lý và tương đối dễ sử dụng, nó thường phổ biến tại các cơ sở y tế và tại gia đình.

    Dành cho các bạn không biết máy spo2 là gì và chỉ số spo2 bao nhiêu là bình thường. Thông thường, giá trị chỉ số spo2 trên các máy spo2 được hiển thị 1%. Máy spo2 cho kết quả 98% cho thấy rằng mỗi tế bào hồng cầu được tạo ra bởi 98% oxygenate và 2% không oxy hóa hemoglobin. Chỉ số đo spo2 bình thường được sẽ dao động ở mức 95 - 100%.

    Chỉ số oxy hóa máu rất quan trọng trong việc cung cấp đủ năng lượng cho sự hoạt động của cơ bắp. Như đã biết, mức đo spo2 bình thường là 95 - 100 %. Nếu giá trị spo2 xuống dưới mức 95% thì đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa trong máu dần kém đi. Các nghiên cứu và kiểm chứng đã chỉ ra cho thấy chỉ số đo spo2 từ 94% trở lên là bình thường và đảm bảo an toàn.

    Thang đo chỉ số spo2 tiêu chuẩn như thế nào là hợp lý?

    Thang đo tiêu chuẩn của chỉ số spo2 bình thường:

    • Spo2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu ở mức ổn định và rất tốt, spo2 bình thường

    • Spo2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu ở mức trung bình, có thể cải thiện bằng cách đơn giản đó là tập hít thở sâu, nhằm giúp cân bằng và đưa được nhiều oxy vào cơ thể hơn.

    • Spo2 từ 90 - 93%: Chỉ số oxy trong máu ở mức thấp đáng báo động, cần thở thêm oxy và xin ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

    • Spo2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Đây là dấu hiệu của suy hô hấp rất nặng, bệnh nhân biểu hiện tím tái ngón tay, môi,…

    • Spo2 dưới 90%: Có thể nói đây là biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.

    Chỉ số spo2 bình thường và an toàn ở trẻ sơ sinh cũng giống như của người lớn, chỉ số đo spo2 trên 94%. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cần thông báo ngay đến các y bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời nếu chỉ số đo spo2 của trẻ giảm xuống dưới mức 90%.

    Ngoài phương pháp đo oxy bằng máy spo2, còn có phương pháp xét nghiệm khí máu động mạch. Phương pháp xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng thăng bằng kiềm toan, hay tình trạng lưu thông khí, độ pH hay kiểm tra lượng oxy trong máu của bệnh nhân. Xét nghiệm khí máu động mạch cho kết quả rất chính xác nhưng nó là phương pháp xâm lấn chỉ có thể do bác sĩ thực hiện và xét nghiệm này thường được áp dụng theo dõi và điều trị đối với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng.

    III. Chỉ số spo2 có mối liên hệ gì khi bị covid?

    Điều quan trọng cần làm là duy trì mức độ bão hòa oxy bình thường để ngăn ngừa các tình trạng cơ thể bị thiếu oxy. May mắn thay, cơ thể chúng ta có thể tự điều hòa và cân bằng oxy. Cách quan trọng và đơn giản nhất giúp cơ thể có thể duy trì mức spo2 khỏe mạnh đó là thở. Phổi có nhiệm vụ lấy oxy từ bên ngoài vào cơ thể, sau đó oxy sẽ liên kết với Hb và đi khắp cơ thể. Trong thời điểm cơ thể gặp phải căng thẳng sinh lý cao đồng nghĩa với việc nhu cầu oxy của cơ thể cũng tăng lên theo. Nói một cách đơn giản hơn là khi ta hoạt động mạnh như chơi thể thao, chạy bộ,… thì ta sẽ cần lượng oxy lớn hơn mức bình thường (tình trạng thở mạnh, thở gấp, …). Thông thường, miễn là các hành động hoặc các tác động không quá cực đoan thì cơ thể thường có thể tự thích ứng và điều chỉnh.

    Tuy nhiên ở các trường hợp hạ oxy máu như viêm phổi do vi khuẩn, hen phế quản, hội chứng ngưng thở khi ngủ và đặc biệt nguy hiểm hơn là viêm phổi do covid 19, cơ thể của chúng ta khó thể nào tự điều hòa và cân bằng lượng oxy trong máu được. Khi bệnh nhân khi chớm có triệu chứng của covid 19, máy đo spo2 giúp sớm phát hiện ra tình trạng oxy trong máu bị thiếu hụt. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc sớm phát hiện bệnh covid 19 đồng thời có các biện pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng hơn.

    Như đã giải thích máy spo2 là gì cũng như cơ chế hoạt động an toàn, hiệu quả và tiện lợi mà hoàn toàn không xâm lấn của nó. Các gia đình hoàn toàn có thể tự trang bị và dự phòng trong tủ thuốc nhà mình. Bởi lẽ máy rất dễ sử dụng cho bất kỳ trường hợp nào gặp phải tình trạng hạ oxy máu: hen phế quản, viêm phổi do vi khuẩn hay viêm phổi do covid 19 gây ra. Có thể nói, hiện nay máy đo spo2 thực sự rất hữu ích trong việc hỗ trợ theo dõi sức khỏe hàng ngày từ người cao tuổi đến trẻ nhỏ, thuận tiện ngay cả khi bệnh nhân đang điều trị bệnh tại nhà.

    Hiện nay, các bệnh nhân không có nhiều triệu chứng nặng như sốt, ho, khó thở,… có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên không vì thế mà bệnh nhân có thể chủ quan, gia đình và bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi và kiên trì đo spo2 trong máu để chủ động hơn trong điều trị bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế:

    • Tự giác cách ly bản thân với mọi người trong gia đình

    • Đo thân nhiệt 2 lần/ ngày

    • Tự theo dõi và đo chỉ số bằng máy spo2 tại nhà

    • Khai báo các triệu chứng mắc phải lên phần mềm khai báo điện tử

    IV. Những thông tin về chỉ số spo2 bạn nên biết

    Những thông tin trên đã giúp các bạn phần nào hiểu được spo2 là gì, chỉ số spo2 bình thường là bao nhiêu hay máy spo2 là gì. Vậy khi nào cần đo và theo dõi chỉ số spo2?

    • Trẻ sơ sinh bị sinh non, suy hô hấp

    • Trường hợp bệnh nhân thực hiện phẫu thuật

    • Bệnh nhân bị các chứng suy tim, trụy tim, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, sốc, tụt huyết áp, trụy mạch,…

    • Những bệnh nhân bị mắc các bệnh nặng cần hồi sức như nhược cơ, đột quỵ não,…

    • Việc đo chỉ số spo2 giúp chẩn đoán bệnh và đánh giá mức độ khách quan hơn

    • Các bệnh nhân mắc phải hội chứng suy hô hấp cấp covid 19

    Hiện nay, với sự phát triển của y học và công nghệ, các bạn có thể tìm thấy các sản phẩm tích hợp giữa 2 lĩnh vực này. Tiêu biểu là các sản phẩm được phát minh để có thể tự theo dõi sức khỏe như app đo spo2 bằng iphone, đo spo2 bằng điện thoại hay đồng hồ tích hợp đo spo2. Spo2 giá bao nhiêu? Các loại máy đo spo2 có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc hay đại lý phân phối các thiết bị y tế. Tùy theo dòng máy, hãng sản xuất và chức năng mà sẽ có giá khác nhau. Rất nhiều các loại smartwatch hay vòng tay thông minh được hỗ trợ tính năng đo spo2 nhằm phục vụ nhu cầu theo dõi sức khỏe của người dùng.

    Nhờ các tích hợp hiện đại và tiện lợi trên, việc đo spo2 bằng iphone hay đồng hồ không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, tính năng đo spo2 trên các sản phẩm công nghệ không thể thay thế cho các máy đo spo2 y tế chuyên dùng. Người dùng nên xem tính năng này như một giá trị tham khảo dành cho sức khỏe hàng ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường hoặc chỉ số đo spo2 ở mức đáng báo động < 95% hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về chủ đề spo2. Hi vọng qua bài viết, các bạn có thể giải đáp được thắc mắc spo2 là gì, chỉ số spo2 bình thường là bao nhiêu, máy spo2 giá thế nào,… Bài viết chỉ cung cấp những thông tin cơ bản đã được Sở, Bộ y tế đưa ra và xác nhận. Nhưng nội dung bài viết trên thuộc bản quyền của chúng tôi "Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh", vậy khi copy trích dẫn hay liên hệ với chúng tôi và dẫn link ghi rõ nguồn website này của chúng tôi. Xin cảm ơn!

    Đọc thêm thông tin sức khỏe tại đây:

    Phòng khám bệnh xã hội Hưng Thịnh

    https://phongkhambenhxahoi.com.vn/

    Đánh giá: 
    Spo2 là gì? Chỉ số spo2 bao nhiêu là bình thường?
    Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  28 lượt đánh giá )
    Chia sẻ: 

    Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

    • Giờ ngủ khoa học Giờ ngủ khoa học
      Không ít người cho rằng mỗi ngày chỉ cần ngủ đủ giấc 7 đến 8h là đã đảm bảo thời gian ngủ hợp lý trong một ngày nhưng thực tế để có một giấc ngủ khoa học đảm bảo cho cơ thể khỏe m
      Xem chi tiết
    • Xét nghiệm sàng lọc STDs bao nhiêu tiền Xét nghiệm sàng lọc STDs bao nhiêu tiền
      Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs là nhóm bệnh đang phổ biến và tỷ lệ gia tăng theo từng ngày. Xã hội phát triển, giới trẻ cũng thoải mái hơn trong vấn đề tình dục, do vậy mà các b
      Xem chi tiết
    • STD Bệnh lây qua đường tình dục STD Bệnh lây qua đường tình dục
      STD là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh lây qua đường tình dục ở cả nam và nữ giới khi không có biện pháp bảo vệ an toàn. Đây đều là những bệnh lý nhạy cảm, có khả năng lây nhiễm cho nhiề...
      Xem chi tiết
    • Bệnh lây truyền qua đường tình dục ở LGBT Bệnh lây truyền qua đường tình dục ở LGBT
      Cộng đồng LGBT đang dần trở nên phổ biến trong giới trẻ và được cả xã hội chấp nhận hợp pháp hóa. Tuy nhiên, vấn đề quan hệ đồng giới lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
      Xem chi tiết
    • Phòng khám ngoài giờ Phòng khám ngoài giờ
      Bệnh viện khám ngoài giờ hành chính chỗ nào đáng tin cậy? Phòng khám đa khoa ngoài giờ khám ở đâu tốt? Khám ngoài giờ hành chính có đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh không? Trên đây là những ...
      Xem chi tiết