Sùi mào gà ở miệng có chữa được không? Dấu hiệu triệu chứng như thế nào?

Lượt xem: 4874
Mục lục

    Sùi mào gà ở miệng có tỷ lệ người mắc đang ngày càng gia tăng do thói quen quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng, nếu chủ quan không điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, dấu hiệu của sùi mào gà ở miệng như thế nào hay sùi mào gà ở miệng có chữa được không vẫn là những câu hỏi khiến cho số đông mọi người băn khoăn. Chính vì vậy, hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết được chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia Phòng khám bệnh xã hội Hưng Thịnh ngay sau đây để tìm hiểu cụ thể về bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi cũng như cách điều trị hiệu quả hiện nay.

    I. Sùi mào gà ở miệng lưỡi

    Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi

    So với các trường hợp sùi mào gà ở bộ phận sinh dục thì sùi mào gà ở miệng trẻ em và người lớn chiếm tỷ lệ ít hơn, tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề đáng lo ngại mà người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Theo đó, tác nhân gây ra sùi mào gà ở miệng cũng do sự tấn công của virus HPV (Human Papillomavirus), chủ yếu lây truyền khi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng. Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm và xuất hiện các biểu hiện của sùi mào gà ở miệng nếu như đang có tổn thương ở vùng này, sau đó hôn hoặc sử dụng chung đồ cá nhân (bàn chải, dao cạo…) với người đang mắc bệnh.

    Bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu thường không có triệu chứng thật sự rõ ràng, thậm chí còn dễ bị nhầm lẫn sang một số vấn đề, bệnh lý khác tại vùng miệng. Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân không hề biết rằng mình đã mắc sùi mào gà, và vô tình lại tiếp tục làm lây bệnh sang những người xung quanh. Giống như sùi mào gà nói chung, thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi cũng kéo dài từ 2 - 9 tháng tùy theo từng trường hợp khác nhau.

    Vậy sùi mào gà ở miệng có chữa được không? Nếu như trước đây nền y học còn lạc hậu khiến việc điều trị sùi mào gà ở miệng gặp rất nhiều khó khăn, thì hiện tại với sự phát triển hiện đại đã có nhiều phương pháp chữa sùi mào gà khác nhau được ra đời giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh căn bệnh xã hội nguy hiểm. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải kịp thời phát hiện, nhanh chóng thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng, áp dụng cách chữa sùi mào gà ở miệng phù hợp.

    II. Cách phân biệt sùi mào gà ở miệng với nhiệt miệng

    Cách phân biệt bệnh sùi mào gà ở miệng với nhiệt miệng

    Như chúng tôi đã chia sẻ, triệu chứng sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu vẫn còn khá mơ hồ nên có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý vùng miệng, trong số đó phải kể đến tình trạng nhiệt miệng. Không ít trường hợp mắc sùi mào gà nhưng lại nghĩ mình bị nhiệt miệng nên đã chủ quan trong việc khám chữa, hậu quả là tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn hay thậm chí còn dẫn đến hàng loạt biến chứng khó lường về sau đó.

    Chính vì thế, việc nắm được cách phân biệt sùi mào gà ở miệng với nhiệt miệng cũng là điều quan trọng mà mọi người cần phải lưu ý. Cụ thể, bệnh nhiệt miệng là những vết loét nhỏ có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, viền đỏ bao xung quanh, người mắc sẽ có cảm giác sưng đau nhất là khi răng chạm vào hay trong lúc ăn uống. Thông thường, nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần, để chóng lành hơn thì người bệnh nên bổ sung thêm rau củ quả tươi, đồ ăn thanh mát, uống đầy đủ nước mỗi ngày giúp giải nhiệt, tránh nóng trong.

    Ngược lại, bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi là các nốt mụn nhỏ li ti nổi hẳn lên trên bề mặt, có màu hồng hoặc hơi trắng. Sùi mào gà ở miệng có đau không, ban đầu có thể không đau nhưng ở giai đoạn nặng sẽ gây đau đớn khó chịu, chạm vào thấy có dịch rỉ ra, miệng lưỡi có cảm giác sưng tê. Nếu không can thiệp điều trị, dấu hiệu của sùi mào gà ở miệng sẽ không có khả năng tự khỏi mà diễn biến nặng nề hơn theo thời gian. Do đó, nếu đang nghi ngờ bản thân mình mắc bệnh thì bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám chữa.

    III. Cách chữa sùi mào gà ở miệng lưỡi

    Bệnh sùi mào gà ở miệng trẻ em hay người lớn cũng đều phải được điều trị càng sớm càng tốt nhằm kiểm soát tình trạng, phòng ngừa những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ. Hiện nay, để điều trị sùi mào gà ở miệng thì các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh áp dụng một trong những phương pháp như sau:

    1. Sử dụng thuốc chữa sùi mào gà ở miệng

    Phương pháp nội khoa thường được áp dụng điều trị cho những trường hợp bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu, người bệnh mới khởi phát hoặc kích thước các nốt mụn sùi vẫn còn nhỏ. Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi phải được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn sử dụng, thường có tác dụng cải thiện triệu chứng, ức chế sự phát triển của mầm bệnh, sau một thời gian mụn sùi sẽ rụng đi tuy nhiên vẫn có khả năng tái phát. Người bệnh lưu ý tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao.

    2. Phẫu thuật cắt bỏ nốt sùi mào gà ở miệng lưỡi

    Một số người bệnh sùi mào gà ở miệng nếu được chẩn đoán có nguy cơ gặp phải tổn thương tiền ung thư thì có thể phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ u nhú sùi mào gà. Đây là phương pháp truyền thống sử dụng dao, kéo và dụng cụ y tế nên sẽ tồn tại rất nhiều nhược điểm như gây tổn thương lớn, chảy nhiều máu, dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu.

    3. Điều trị sùi mào gà ở miệng bằng phương pháp đốt

    Hiện nay có 3 phương pháp đốt sùi mào gà được các cơ sở y tế áp dụng, bao gồm:

    • Đốt điện: Bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện cao tần để trực tiếp tác động vào các nốt sùi với mục đích đốt cháy và phá hủy chúng. Phương pháp đốt điện có thể mang lại hiệu quả tương đối tốt nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, mất nhiều thời gian để vết thương lành lại cũng như rất dễ gây ra vết sẹo mất thẩm mỹ.

    • Đốt laser: Đây là phương pháp chiếu tia laser vào các nốt sùi mào gà ở miệng lưỡi để loại bỏ chúng, phù hợp cho cả những trường hợp sùi mào gà xuất hiện ở vị trí khó điều trị. Tuy nhiên đốt laser có thể phải tiến hành nhiều lần, cộng với chi phí khá đắt đỏ nên không phải ai cũng thực hiện được.

    • Đốt lạnh: Hay còn được hiểu là phương pháp áp lạnh nitơ lỏng, sử dụng nitơ với nhiệt độ thấp làm đông lạnh sùi mào gà ở miệng, sau một thời gian chúng sẽ rụng đi và đóng vảy. Đốt lạnh ít gây đau và ít để lại sẹo, nhưng lại rất dễ nhiễm trùng, đặc biệt là nếu như bệnh nhân chăm sóc vết thương không đúng cách.

    4. Chữa trị sùi mào gà ở miệng lưỡi hiệu quả bằng ALA - PDT

    Chữa bệnh sùi mào gà bằng phương pháp ALA-PDT

    Phương pháp quang động học ALA - PDT đang là cách chữa sùi mào gà hiệu quả và an toàn hiện nay, thích hợp để ứng dụng điều trị cho cả sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, hậu môn hay bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi, họng.

    Theo đó, ALA - PDT sử dụng một chất cảm quang đặc biệt kết hợp cùng nguồn ánh sáng lớn nhằm tạo ra các oxy singlet, chiếu tia huỳnh quang trực tiếp vào những vị trí bị tổn thương, mang lại công dụng phá hủy nốt sùi và tiêu diệt virus HPV trong thời gian nhanh chóng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp kích thích quá trình tái tạo các tế bào mới để vết thương sớm lành, tăng cường miễn dịch cơ thể người bệnh.

    Những ưu điểm của phương pháp ALA - PDT có thể kể đến như dưới đây:

    • Bệnh nhân hầu như không có cảm giác đau đớn cả trong và sau khi điều trị.

    • An toàn cho sức khỏe, không gây hại đến những vị trí ở xung quanh.

    • Liệu trình điều trị hoàn thành trong thời gian ngắn, tính thẩm mỹ cao.

    • Người bệnh nhanh chóng phục hồi, khả năng tái phát giảm thiểu đến mức tối đa.

    IV. Cách nhận biết bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi

    Cách nhận biết bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi

    Để có thể thăm khám và điều trị kịp thời thì việc nhận biết các biểu hiện của sùi mào gà ở miệng là rất cần thiết. Trong thời gian ủ bệnh, người mắc sẽ không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên không thể phát hiện. Sau khi trải qua thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng kéo dài trong khoảng từ hai đến chín tháng, người bệnh sẽ bắt đầu nhận thấy những triệu chứng như sau:

    • Dấu hiệu của sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu sẽ hình thành các mảng trắng bất thường tại vùng lưỡi và vòm họng, cảm giác tương đối giống với tình trạng viêm họng, khó chịu khi nhai hay nuốt.

    • Xung quanh khoang miệng và lưỡi xuất hiện các mụn sùi với kích thước nhỏ li ti, nhô cao lên khỏi bề mặt, thường có màu hồng và mọc tách biệt với nhau. Sùi mào gà ở miệng có đau không lúc này có thể chưa gây đau đớn hoặc chỉ bị đau nhẹ.

    • Khi chuyển sang giai đoạn toàn phát thì biểu hiện của sùi mào gà ở miệng lưỡi cũng sẽ nặng nề hơn, các nốt mụn phát triển nhanh về kích thước tạo thành từng đám lớn, dễ bị lan ra nhiều vị trí khác hay thậm chí là bên ngoài môi.

    • Ở thời điểm này, người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và nói chuyện, có cảm giác đau đớn, vô cùng khó chịu do khoang miệng có nhiều nốt mẩn đỏ, lưỡi sưng tê.

    • Giai đoạn nặng hơn, dấu hiệu của sùi mào gà ở miệng cho thấy các nốt sùi lớn rất dễ bị vỡ nếu va chạm, gây chảy dịch và chảy máu, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng miệng, họng.

    • Hơi thở của người bệnh có mùi hôi khó chịu, một số trường hợp còn có thể bị ho ra máu nếu vùng họng tổn thương nghiêm trọng.

    V. Xét nghiệm sùi mào gà ở miệng khi nào?

    Sùi mào gà là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường tình dục, dù xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể cũng có nguy cơ để lại nhiều hậu quả khó lường. Bởi vậy, việc chủ động thăm khám và tiến hành xét nghiệm chẩn đoán là điều cần thiết giúp phát hiện sùi mào gà từ sớm, nhanh chóng điều trị cũng như ngăn ngừa sự lây lan, giảm tỷ lệ người mắc.

    Các chuyên gia cho biết, nam và nữ giới nên thực hiện xét nghiệm sùi mào gà ở miệng trong những trường hợp như dưới đây:

    • Trước đó có quan hệ bằng miệng với nhiều bạn tình khác nhau mà không rõ về sức khỏe tình dục của họ, quan hệ với người làm nghề mại dâm, nghi ngờ bản thân mắc bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi.

    • Xuất hiện các mụn thịt nhỏ li ti xung quanh khoang miệng và lưỡi, mụn nổi cao lên hẳn bề mặt (phân biệt với vết loét nhiệt miệng), thường có màu hồng hoặc hơi trắng.

    • Mụn sùi mào gà ở vùng miệng phát triển với kích thước lớn, mọc liền với nhau tạo thành các mảng trông giống như mào gà hay súp lơ.

    • Bạn cũng cần xét nghiệm sùi mào gà ở miệng nếu có dấu hiệu đau rát họng, các nốt mụn sùi chảy dịch, chảy máu, sưng tê lưỡi, khó khăn khi nói chuyện và ăn uống…

    Theo đó tại các cơ sở y tế hay phòng khám chữa sùi mào gà uy tín, các bác sĩ thường sẽ tiến hành xét nghiệm nước bọt hoặc xét nghiệm mẫu vật (mẫu nốt sùi trong miệng), kết hợp với việc khai thác tiền sử lây nhiễm nhằm xác định người bệnh có đang mắc sùi mào gà ở miệng hay không.

    Đọc thêm:

    VI. Tác hại của bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi

    Sùi mào gà ở miệng nếu diễn biến kéo dài, người bệnh không được phát hiện kịp thời hoặc chủ quan không đi khám chữa có thể dẫn tới hàng loạt ảnh hưởng cả về tâm lý, chất lượng cuộc sống và sức khỏe nói chung, cụ thể là:

    • Các nốt mụn sùi hình thành bên trong khoang miệng, lưỡi hay bên ngoài viền môi cũng đều gây mất thẩm mỹ, vì thế người bệnh thường có tâm lý chán nản, sợ hãi, đi kèm với sự tự ti, xấu hổ, không dám giao tiếp với mọi người xung quanh.

    • Người bệnh cũng phải chịu sự xa lánh của mọi người, chất lượng cuộc sống bị suy giảm một cách đáng kể, có những trường hợp còn dẫn đến trầm cảm.

    • Những triệu chứng của bệnh khiến cho người mắc có cảm giác đau ngứa rát khó chịu, hơi thở có mùi hôi, gặp nhiều trở ngại trong việc nói chuyện, ăn uống, thậm chí sức khỏe cũng ngày càng suy giảm do không ăn uống được nhiều.

    • Bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi giai đoạn nặng sẽ phát triển lớn, dễ vỡ ra khi gặp va chạm hoặc sang chấn, từ đó làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng nề ở vùng miệng bệnh nhân.

    • Một số người bệnh mắc phải các chủng virus HPV dễ gây ung thư vòm họng, hoặc các tổn thương miệng, lưỡi, họng kéo dài không được điều trị cũng tiềm ẩn nguy cơ tiến triển thành dạng ác tính, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

    Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi, sùi mào gà ở miệng có chữa được không và phương pháp điều trị sùi mào gà ở miệng hiệu quả được chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia. Nếu đang có biểu hiện của sùi mào gà ở miệng cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu đặt lịch hẹn thăm khám, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp vào số hotline … để được các bác sĩ chuyên khoa kịp thời tư vấn hoàn toàn miễn phí.

    Tham khảo:

    Phòng khám chữa bệnh xã hội https://phongkhambenhxahoi.com.vn/

    Đánh giá: 
    Sùi mào gà ở miệng có chữa được không? Dấu hiệu triệu chứng như thế nào?
    Điểm trung bình:  7.5 /  10 (  42 lượt đánh giá )
    Chia sẻ: 

    Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?