- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Sùi mào gà /
- Chữa bệnh sùi mào gà bằng lá trầu không có triệt để được không?
Chữa bệnh sùi mào gà bằng lá trầu không có triệt để được không?
-
Cập nhật lần cuối: 10-10-2022 16:51:07
-
Một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm lây lan nhanh liên quan đến tình dục đó là bệnh sùi mào gà. Bệnh này mắc ở nam giới và nữ giới nhưng theo thống kê thì nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh lớn hơn. Nguyên nhân là vì nữ giới thường nhận tinh dịch của nam giới trong quá trình quan hệ tình dục và âm đạo của nữ cũng là nơi tốt tạo điều kiện cho loại virus bệnh phát triển. Do vẫn còn giữ quan điểm e ngại khi nói ra hay đi khám các bệnh về phụ khoa, vì thế nhiều người đã tự tìm hiểu cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà, một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng và được truyền lại là sử dụng lá trầu không. Vậy chữa sùi mào gà bằng lá trầu không có thực sự tốt và khỏi triệt để đúng như lời đồn không thì mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây.
ĐỌC THÊM:
- https://phongkhambenhxahoi.com.vn/benh-sui-mao-ga-co-tu-khoi-duoc-khong-12WEF9IF.html
- https://phongkhambenhxahoi.com.vn/sui-mao-ga-o-mieng-co-chua-duoc-khong--12WEF9O7.html
- https://phongkhambenhxahoi.com.vn/nguyen-nhan-gay-benh-sui-mao-ga-12WEF9WO.html
I. Mức độ nguy hiểm của bệnh sùi mào gà
1. Sơ lược về bệnh sùi mào gà
- Bệnh sùi mào gà là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ bệnh sùi mào gà là căn bệnh như thế nào? Bệnh sùi mào gà hay còn được gọi là bệnh mồng gà, hạt cơm sinh dục, mụn cóc sinh dục, là căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục do virus Human Papilloma virus (HPV) u nhú ở người gây ra. Đây được xem là một trong những bệnh lây truyền qua tình dục không an toàn phổ biến thường gặp.
Virus HPV có khoảng 120 loại, trong đó có 40 loại là tác nhân gây bệnh thông thường, và khoảng 90% bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà đều do hai loại virus HPV- 16 và HPV- 18 gây ra.
- Bệnh sùi mào gà ủ bệnh bao lâu?
Ngoài ra căn bệnh này có thời gian ủ bệnh tương đối dài có thể lên đến 2-9 tháng. Cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà mỗi bệnh nhân có thời gian ủ bệnh khác nhau. Với người có thể trạng sức khỏe kém thì có thể 2-3 tuần sau khi virus xâm nhập, họ đã có những biểu hiện của bệnh. Bên cạnh đó người có sức đề kháng tốt sẽ mất nhiều thời gian virus sinh sôi để thấy được các triệu chứng của bệnh.
Không những thế thời gian ủ bệnh sùi mào gà của nam giới và nữ giới cũng khác nhau, nguyên nhân do âm đạo của phụ nữ luôn ẩm ướt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy, người phụ nữ thường có những biểu hiện sớm hơn so với nam giới.
- Bệnh sùi mào gà lây truyền qua những con đường nào?
Virus HPV lây lan thông qua các con đường sau:
-
Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây truyền bệnh thường gặp nhất, có khoảng 90% bệnh nhân mắc thông qua con đường này. Do virus tồn tại ở cơ quan sinh dục, hậu môn, trong dịch nhầy, nước bọt của người bệnh, vì thế chúng cũng có thể lây qua nếu quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn.
-
Lây truyền từ mẹ sang con, nếu người mẹ bị nhiễm virus HPV trong thời kỳ mang thai hoặc bị từ trước đó. Virus có thể thông qua đường cuống rốn, nước ối hoặc khi sinh thường, tiếp xúc với cơ quan sinh dục của mẹ. Cũng có trường hợp trẻ sau khi sinh ra mắc do bú sữa mẹ.
- Dấu hiệu mắc bệnh sùi mào gà là gì?
-
Dấu hiệu trong khoảng thời gian đầu: Trên dương vật, rãnh quy đầu, hoặc ở vùng quanh hậu môn của nam giới sẽ xuất hiện các nốt sần đỏ hồng, hơi nhô cao và xuất hiện đơn độc. Những nốt sùi này không gây khó chịu hay ngứa nên khó nhận biết. Còn ở nữ giới các nốt này sẽ bắt gặp ở trên môi lớn, môi bé, tử cung và âm đạo, chúng cũng không gây khó chịu cho bệnh nhân.
-
Dấu hiệu ở giai đoạn sau: Các nốt sùi đã phát triển tạo thành các mảng có đường kính vài centimet, có bề ngoài giống như mào gà, súp lơ, chạm vào có cảm giác mềm,hơi ẩm ướt. Một vài trường hợp nặng nốt sùi có thể lớn bằng nắm tay, ấn mạnh có máu và dịch chảy ra ngoài có mùi hôi. Đối với nữ giới, nếu quan hệ mạnh các nốt sùi bị vỡ, gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.
-
Ngoài ra người bệnh còn có những biểu hiện khác như chán ăn, mệt mỏi, giảm nhu cầu, đau rát khi quan hệ tình dục.
2. Mức độ nguy hiểm của bệnh sùi mào gà
Mặc dù bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội, nó không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mà còn có nhiều biến chứng đáng lo ngại. Đây là căn bệnh nhiều người mắc phải và nguy hiểm bởi các lý do sau:
-
Con đường lây lan dễ dàng, đa dạng. Bệnh sùi mào gà chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn, dùng chung đồ cá nhân với người bệnh hay lây từ mẹ sang con, lây qua vết thương hở, truyền máu với người mắc bệnh. Do không có triệu chứng ngay nên chính những người không biết mình đang mang mầm bệnh sùi mào gà nhẹ, vô tình đã làm người khác bị lây nhiễm. Mặc dù dùng bao cao su có thể tránh tiếp xúc trực tiếp nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ.
-
Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, khó chữa. Người mắc bệnh sùi mào gà nhẹ không có biểu hiện rõ ràng nhưng khi phát hiện thì bệnh đã nặng ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe thậm chí đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Đối với nam giới thì bệnh sùi mào gà nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây tắc nghẽn ống dẫn tinh trùng, tắc ống niệu đạo dẫn đến vô sinh, ung thư dương vật, ung thư hậu môn.
Đối với phụ nữ: Do các nốt sùi ở âm hộ gây khó chịu khi đi lại, nhiều chị em có thể xuất huyết gây đau rát, sưng phù tại cơ quan sinh dục. Nhiều trường hợp không kịp chữa trị hoặc điều trị chưa dứt điểm, bệnh nặng dẫn đến ung thư cổ tử cung, vô sinh.
Đối với thai nhi và thai phụ: Những vết thương hở, chảy dịch làm mẹ bầu khó chịu, bệnh phát triển nặng sẽ phá hủy các mô, âm đạo sưng tấy gây khó khăn cho việc sinh đẻ, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Ngoài ra, nếu sinh thường, người mẹ có nguy cơ lây virus HPV cho con qua bộ phận sinh dục của mẹ.
-
Virus HPV là một loại virus một khi đã thâm nhập vào cơ thể thì rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Hầu như các phương pháp điều trị bây giờ chỉ có thể ức chế sự phát triển của virus, từ đó giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bởi vì bệnh rất dễ lây nhiễm, nên chỉ cần bệnh nhân quan hệ tình dục không an toàn, hoặc khi sức khỏe, sức đề kháng yếu là bệnh sẽ lại tái phát. Do đó, bệnh nhân phải chấp nhận chung sống với virus HPV suốt đời và khả năng mắc lại bệnh sùi mào gà bất cứ lúc nào.
-
Bệnh sùi mào gà dù là nhẹ hay nặng thì đến ảnh hưởng tới tinh thần. Chúng khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái ám ảnh, hoang mang, suy nghĩ nhiều, lo lắng, tự ti, tự dằn vặt chính bản thân. Nhất là với nhiều bệnh nhân mọc các nốt sùi ở vùng mặt thường không dám tiếp xúc với những người xung quanh. Với các cặp vợ chồng có người nhiễm bệnh nếu không hiểu và cùng nhau giải quyết thì nguy cơ bất hòa, đổ vỡ là rất cao.
II. Các giai đoạn có thể chữa sùi mào gà bằng lá trầu không
Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm, khó chữa trị. Thông thường để điều trị người bệnh thường đi khám và được bác sĩ sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, cũng có cách chữa bệnh sùi mào gà bằng lá trầu không được dân gian truyền lại. Đây cũng là cách nhiều người áp dụng tại nhà và cũng có những hiệu quả nhất định.
Theo y học cổ truyền, trong lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, dùng để trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và đặc biệt có tính kháng nấm mạnh. Đây cũng là một nguyên liệu quan trọng sử dụng trong sản xuất chất khử trùng, khử mùi, chất chống kích ứng. Chính vì công dụng tốt như vậy mà sử dụng lá trầu không được xem là cách chữa trị dân gian đơn giản, thuận thiện và dễ thực hiện và chi phí ít.
Chính vì người nhiễm virus HPV một khi nhiễm là xác định sống cả đời với nó nên việc sử dụng lá trầu không điều trị sùi mào gà triệt để là không thể. Chữa sùi mào gà bằng lá trầu không tại nhà là cách làm có thể có hiệu quả nhất định, thế nhưng bản chất đây chỉ là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều trị chính. Thực tế rất hiếm có trường hợp bệnh nhân chỉ dùng mỗi lá trầu không để chữa trị bệnh sùi mào gà mà khỏi hẳn được.
Theo các chuyên gia về bệnh xã hội, dùng lá trầu không chữa bệnh sùi mào gà chỉ nên áp dụng với các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu bệnh hay khi bệnh ở mức độ nhẹ, chưa có nhiều triệu chứng, chưa có biến thể nguy hiểm. Thực tế đây là phương pháp chỉ mang tính hỗ trợ giảm triệu chứng viêm nhiễm, ngứa, chứ không có tác dụng tiêu diệt, ức chế virus. Đối với từng đối tượng sẽ có hiệu quả khác nhau.
III. Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng lá trầu không
Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh sùi mào gà thì đối với những người nhiễm bệnh nhẹ hoặc những người muốn phòng bệnh thì việc sử dụng lá trầu không chữa bệnh sùi mào gà được nhiều người áp dụng. Thực ra việc sử dụng các bài thuốc dân gian giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí, lành tính tránh được các tác dụng phụ của thuốc tây y, tuy nhiên cần thời gian lâu hơn, và chú ý nhiều hơn.
1. Cách điều trị bệnh sùi mào gà bằng nước ép lá trầu không
Cách dùng lá trầu không chữa trị bệnh sùi mào gà đầu tiên là sử dụng nước ép lá trầu không bôi trực tiếp vào vùng bị nhiễm bệnh. Cách làm như sau:
- Sử dụng 20 lá trầu không, nên chọn những lá còn tươi, không dùng lá bị sâu mọt, già, héo úa, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 30 phút để lọc các vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá.
- Lấy lá trầu không ra, xay nhuyễn hoặc giã nát.
- Chắt lấy nước riêng, bỏ bã.
- Dùng nước đó bôi hay chườm lên vùng da bị viêm nhiễm hay da có nốt sùi.
Lưu ý, người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp này 4-5 lần mỗi ngày trong thời gian nhất định để đem lại hiệu quả rõ rệt.
2. Nước tắm lá trầu không chữa bệnh sùi mào gà
Sử dụng các loại thảo dược hay lá để tắm rửa, vệ sinh cơ thể là việc là thân thuộc trong dân gian, đặc biệt trong các spa, nơi nghỉ dưỡng, đây được xem là dịch vụ mà mọi người yêu thích. Công dụng chính của phương pháp này là thư giãn cơ thể, loại bỏ các bụi bẩn, làm sạch và dưỡng da hiệu quả.
Trong lá trầu không có nhiều thành phần kháng khuẩn, do vậy nước tắm từ lá trầu không sẽ có tác dụng rửa sạch, làm cho vết thương khô nhanh, se lại và không bị viêm loét nhiễm trùng nặng hơn. Phương pháp này khá đơn giản, nhanh chóng, người bệnh chỉ cần lấy một lượng lá trầu không vừa đủ đã ngâm sạch đun với nước sạch. Nước sôi tầm khoảng 15 phút để đảm bảo lá trầu đã ra được hết tinh chất. Có thể sử dụng để tắm và vệ sinh cơ thể, nên tắm thường xuyên không những có hiệu quả mà làn da cũng trở nên đẹp hơn.
IV. Lưu ý khi sử dụng lá trầu không điều trị sùi mào gà
Nếu muốn điều trị bệnh sùi mào gà bằng lá trầu không mang lại hiệu quả cao thì người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau, không thì sẽ khó mang lại hiệu quả như mong muốn:
-
Đầu tiên cần chọn lựa những loại lá tươi, không bị sâu mốc, héo úa, già. Sau đó rửa sạch lá, chỉ cần để lá bẩn sẽ khiến cho nước lá trầu nhiễm khuẩn khiến bệnh trở nặng hơn rất nhiều.
-
Trước khi sử dụng nước ép trầu không để bôi, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ chỗ bị viêm nhiễm hay nổi nốt sùi.
-
Do đây là cách chữa bằng dân gian nên hiệu quả rất chậm, phải kiên trì sử dụng, thực hiện, không được bỏ giữa chừng để đảm bảo có hiệu quả tốt.
-
Chữa sùi mào gà bằng lá trầu không là phương pháp dân gian nên không bảo đảm được có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, mà chỉ giúp hỗ trợ điều trị. Chính vì vậy lời khuyên với người mắc bệnh sùi mào gà là nên đến bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra và có phương pháp điều trị tốt.
V. Review của bệnh nhân khi nhận tư vấn của bác sĩ khi chữa sùi mào gà tại nhà bằng lá trầu không
Chữa bệnh sùi mào gà bằng lá trầu không tuy là phương pháp dân gian nhưng lại được nhiều người ưa chuộng. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về các bài thuốc dân gian chia sẻ, là trầu không có nhiều tính ấm, tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, thích hợp sử dụng để chữa các bệnh viêm nhiễm, nấm. Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp hiện đại như phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà, điều trị bằng layer, đốt cháy, áp lạnh, thì việc kết hợp sử dụng lá trầu không sẽ hỗ trợ kháng viêm cho vùng viêm nhiễm, tăng hiệu quả chữa trị hơn.
Chữa bệnh sùi mào gà bằng lá trầu không là phương pháp lưu truyền dân gian được mọi người truyền tay nhau. Mặc dù không đảm bảo chữa trị triệt để nhưng nếu kết hợp với phương pháp điều trị khoa học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Cho dù người chưa mắc bệnh cũng có thể tham khảo để phòng bệnh tốt. Trên đây, bài viết đã chỉ ra mức độ nguy hiểm của bệnh sùi mào gà và cách chữa bệnh sùi mào gà bằng lá trầu không tại nhà sao cho hiệu quả. Mọi người còn câu hỏi thắc mắc có thể liên hệ đến số điện thoại để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Phòng khám chữa bệnh xã hội https://phongkhambenhxahoi.com.vn/
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bị sùi mào gà có quan hệ được không
Bị sùi mào gà có quan hệ được không, quan hệ tình dục khi mắc sùi mào gà có ảnh hưởng gì không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Sùi mào gà là một trong số những căn bệnh xã hội t...Xem chi tiết
-
Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng lá tía tô
Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng lá tía tô hay điều trị sùi mào gà bằng lá tía tô là một trong những mẹo chữa sùi mào gà tại nhà theo phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến từ trước đây...Xem chi tiết
-
Sùi mào gà ở miệng có chữa được không?
Sùi mào gà ở miệng có tỷ lệ người mắc đang ngày càng gia tăng do thói quen quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng, nếu chủ quan không điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiể...Xem chi tiết
-
Chữa bệnh sùi mào gà ở đâu tốt
Tìm kiếm địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở đâu tốt hay chữa sùi mào gà ở đâu tốt, bạn đọc sẽ nhận được rất nhiều kết quả về các đơn vị bệnh viện, phòng khám tại Hà NộiXem chi tiết
-
Cách chữa bệnh sùi mào gà
Cách chữa bệnh sùi mào gà hiệu quả là gì? Chữa sùi mào gà ở đâu hiệu quả và an toàn? Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến có con đường lây nhiễm chủ yếu qua hXem chi tiết
-
Xét nghiệm sùi mào gà hết bao nhiêu tiền
Xét nghiệm sùi mào gà hết bao nhiêu tiền? Bao lâu có kết quả? Xét nghiệm sùi mào gà hết bao nhiêu tiền và bao lâu có kết quả? Phát hiện bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu giúp quá trình khám chữa ...Xem chi tiết